3 Rủi ro lớn khiến hoạt động mua bán đất bị kìm hãm

0
357

3 Rủi ro lớn khiến hoạt động mua bán đất bị kìm hãm

3 Rủi ro pháp lý khiến hoạt động mua bán đất bị kìm hãm
3 Rủi ro pháp lý khiến hoạt động mua bán đất bị kìm hãm

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa báo cáo đánh giá về những khó khăn lớn nhất mà đa số những doanh nghiệp bất động sản đang gặp phải trong năm 2019 khi thực hiện mua bán đất nói riêng và các dự án bất động sản nói chung.

Trong đó, hiệp hội cũng chỉ ra có ít nhất 3 nhóm rủi ro lớn nhất trong hoạt động mua bán đất. Đặc biệt, rủi ro pháp lý chính là lớn nhất. Đây chính là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến sự trì trệ của hoạt động mua bán nhà đất thời gian gần đây.

1. Rủi ro về pháp lý khi mua bán đất

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các cá nhân và doanh nghiệp bất động sản đang phải đối mặt với tình trạng pháp lý đau đầu. Đòa là dù đã bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án nhưng không thể hoàn thiện pháp lý để triển khai. Do gặp nhiều vướng mắc về thủ tục hành chính.

Đại đa số những vướng mắc đang phát sinh phổ biến trong thời gian gần đây là dự án đã có quyết định chủ trương đầu tư. Nhưng cơ quan có thẩm quyền không nhận hồ sơ thẩm duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Riêng đối với hoạt động mua bán đất ở, đất nông nghiệp, đất rạch, bờ đất, đường thuộc diện Nhà nước quản lý… Thì phải thực hiện quy trình, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất. Hoặc thu hồi đất, giao đất cho chủ đầu tư.

Rủi ro về pháp lý khi mua bán đất khiến các chủ đầu tư đau đầu
Rủi ro về pháp lý khi mua bán đất khiến các chủ đầu tư đau đầu

Quy trình, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất dự án cũng đang là nút thắt khó khăn chưa tháo gỡ được. Bên cạnh đó, những quy trình, thủ tục thẩm duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật. Đặc biệt là cấp giấy phép xây dựng các công trình đối với công trình cấp I (cao tầng, trên 24 tầng) cũng đang bị kéo dài. Ngoài ra, tình trạng doanh nghiệp TP.HCM đổ mua bán đất tại các tỉnh lân cận hoặc ven biển vì có quá nhiều dự án bị rà soát hồ sơ pháp lý. Thậm chí là bị thanh tra hoặc bị tạm ngừng thực hiện.

Những vướng mắc này dù là tác động khách quan. Không phải do chủ đầu tư gây ra. Nhưng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy nặng nề. Đó là tồn kho lớn, nợ đọng nhiều, chôn vốn trong thời gian dài. Do không thể đưa sản phẩm ra thị trường như dự kiến.

2. Rủi ro về tài chính, tín dụng

Để thực hiện một dự án, doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí rất lớn từ khâu giải phóng mặt bằng. Thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, trả lãi vay, trả nợ gốc. Đặc biệt là các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý dự án. Cả “núi” áp lực cực về tài chính này đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản.

Cả "núi" áp lực cực về tài chính đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản.
Cả “núi” áp lực cực về tài chính đè nặng lên các doanh nghiệp bất động sản.

Đặc biệt trong năm 2019, với lộ trình thắt chặt tín dụng bất động sản dự kiến sắp được áp dụng. Tiếp cận vốn ngân hàng ngày càng khó hơn trước đây có thể tác động không nhỏ đến thị trường này.

– Giới hạn tài chính của ngân hàng gây cản trở hoạt động mua bán bất động sản

Tháng 4/2019, Ngân hàng Nhà nước công bố dự thảo Thông tư quy định các giới hạn về tài chính. Tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo dự thảo này. Hệ số rủi ro mà các nhà băng phải áp dụng khi trích lập dự phòng cho các khoản vay cá nhân dư nợ từ 3 tỷ đồng sẽ là 150%.

Mục đích của dự thảo này nhằm kiểm soát cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản để mua nhà ở phân khúc cao cấp. Đây là thông điệp yêu cầu các ngân hàng dự trữ thêm vốn. Đối với lĩnh vực bất động sản có tiềm ẩn rủi ro. Tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn ở mức 40%. Dự kiến sẽ bị rút dần xuống còn 30% trong giai đoạn 2019- 2021. Hoặc chậm nhất là giai đoạn đầu năm 2022.

Áp lực về tài chính và tín dụng đã là trở ngại tâm lý rất lớn đối với người mua và giới đầu tư.
Áp lực về tài chính và tín dụng đã là trở ngại tâm lý rất lớn đối với người mua và giới đầu tư.

Áp lực về tài chính và tín dụng đã là trở ngại tâm lý rất lớn đối với cả người mua và giới đầu tư. Cộng thêm vướng mắc pháp lý kéo dài. Các doanh nghiệp sẽ lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nếu dự án không hoàn tất các thủ tục. Thậm chí không triển khai thực hiện được. Hoặc bị dừng triển khai các dự án.

3. Rủi ro về thương hiệu

Rủi ro về thương hiệu chính là hệ lụy của rủi ro pháp lý, tín dụng tác động trước đó. Uy tín của chủ đầu tư có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi rủi ro pháp lý ập đến. Thêm vào đó là hàng loạt cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ. Thậm chí là doanh số sụt giảm. Tình trạng này không được sớm cải thiện, thì nhẹ là doanh nghiệp bị thua lỗ. Nặng hơn là doanh nghiệp bị phá sản.

Đâu là rủi ro lớn nhất?

Theo Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đánh giá. Trong 3 nhóm rủi ro nêu trên thì những vướng mắc pháp lý có sức ảnh hưởng lớn nhất đến doanh nghiệp . Và cả giới đầu tư bất động sản cũng như những người có nhu cầu mua đất ở.

Bởi lẽ nếu tình hình quá xấu có thể khiến dự án bị đình trệ một thời gian dài thậm chí bị thu hồi. Doanh nghiệp bị đọng vốn vì không kịp làm ra sản phẩm. Hhàng hóa khan hiếm nên giá leo thang. Bên chịu thiệt cuối cùng là người mua bất động sản.

Rủi ro về thương hiệu chính là hệ lụy của rủi ro pháp lý, tín dụng tác động trước đó.
Rủi ro về thương hiệu chính là hệ lụy của rủi ro pháp lý, tín dụng tác động trước đó.

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho biết thêm. Các rủi ro này đang đưa thị trường vào quỹ đạo tích trữ bong bóng nợ xấu bất động sản. Diễn biến này gây bất lợi lớn cho thị trường bất động sản bền vững.

Đất nền dẫn đầu về giá trị thanh khoản tại địa ốc TP.HCM

Theo chia sẻ mới nhất của Công ty DKRA Việt Nam báo cáo thị trường bất động sản TP.HCM quý II/2019. Thì điểm nhấn là sức tiêu thụ của phân khúc đất nền. Có xu hướng tăng giá ở hầu hết sản phẩm trên thị trường thứ cấp.

Đất nền dẫn đầu về giá trị thanh khoản tại địa ốc TP.HCM
Đất nền dẫn đầu về giá trị thanh khoản tại thị trường địa ốc TP.Hồ Chí Minh đầu năm 2019

Tỉ lệ thanh khoản bất động sản trong 3 tháng qua lần lượt được ghi nhận rõ ràng. Bao gồm: Căn hộ tiêu thụ 80% nguồn cung mới. Nhà phố biệt thự tiêu thụ 75% khá mạnh mẽ. Riêng đất nền sức mua mạnh nhất. Có đến 92% sản phẩm đất nền mới bán được trên thị trường sơ cấp. Tức là do chủ đầu tư tung hàng lần đầu ra thị trường.

Với chia sẻ này thì có thể nói hoạt động mua bán đất nền tại TP. Hồ Chí Minh hiện đang diễn ra rất mạnh mẽ. Và đây đang là phân khúc đem lại nhiều lợi nhuận. Thu hút sự quan tâm của đông đảo giới mua bán bất động sản cũng như người dân có nhu cầu.

Tóm lại:

Trên đây là vài chia sẻ về những rủi ro lớn nhất gây đình trệ hoạt động mua bán đất nói riêng và bất động sản nói chung. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Đừng quên ghé mogi.vn để tham khảo giá nhà đất mới nhất. Hoặc tìm mua nhà, đất nền giá tốt. Thậm chí nếu bạn có nhu cầu thuê nhà, thuê nhà nguyên căn, thuê phòng trọ,…cũng đều được đáp ứng hết. Chỉ với vài cú click chuột nếu truy cập mogi.vn.

Trường hợp bạn muốn bán đất nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, sinh lời cao. Đặc biệt, vừa đăng tin rao bán nhà đất là có người hỏi mua ngay. Hoặc đăng tin cho thuê phòng trọ, nhà trọ, cho thuê nhà nguyên căn,…Thì đừng ngần ngại hãy liên hệ với mogi.vn nhé. Tin đăng bất động sản của bạn nổi bật hơn so với những bài đăng khác thì khi lựa chọn gói VIP của Mogi.

Không chỉ dừng lại ở đó, khi kết nối tài khoản mogi.vn tin của quý khách đồng thời sẽ tự động xuất hiện trên cả muaban.net – chuyên trang rao vặt hàng đầu hiện nay. Với khả năng tiếp cận 6 triệu người xem tin hàng tháng tin đăng của bạn sẽ có người hỏi mua ngay. Quá tuyệt vời phải không nào. Chúc bạn buôn may bán đắt với bất động sản tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung nhé.

Nguyễn Liên

>>>> Có thể bạn quan tâm: Muốn mua bán đất hợp pháp, bạn cần làm gì?

Home Tin Tức Bất Động Sản Squaland
Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland