Bố trí cửa sổ hợp lý cho từng phòng

0
660

Bố trí cửa sổ hợp lý cho từng phòng

Một số lưu ý cơ bản khi bố trí phong thủy cửa sổ

Điểm quan trọng nhất khi bố trí phong thủy cửa sổ là kích thước của hệ cửa:

    – Đối với phòng có một mặt tường, muốn trổ cửa sổ hợp phong thủy, chiều cao của khung cửa phải nằm trong phạm vi 1/2 chiều sâu của căn phòng.

    – Đối với phòng rộng thoáng, có hai bức tường đối xứng nhau, gia chủ nên thiết kế chiều cao cửa sổ bằng 1/4 chiều sâu của phòng.

Nếu điều chỉnh kích thước cửa sổ theo thước lỗ ban, bạn chú ý đảm bảo cửa sổ nên cao hơn nền nhà từ khoảng 83 cm đến 220 cm. Ngoài ra, bạn cũng không nên bố trí quá nhiều cửa sổ, hay sử dụng cửa sổ quá to, khiến lượng khí lưu thông vào nhà lớn: Mùa hè thì có quá nhiều ánh nắng và nhiệt lượng vào phòng, mùa đông lại khiến nhiệt lượng trong phòng biến mất nhanh chóng.

Bên cạnh đó, gia chủ nên lưu ý bố trí phong thủy cửa sổ hợp lý với chức năng của từng phòng khác nhau.

Phong thủy cửa sổ cho phòng khách

Đối với phòng khách, nên mở càng nhiều cửa sổ càng tốt vì đây là nơi sinh hoạt chung của cả gia đình, cần nhiều ánh sáng và không gian. Nhiều cửa sổ, tầm nhìn ra thiên nhiên càng lớn, kèm theo đó là cảm giác thoải mái, thư giãn. Ngoài ra, thiết kế cửa sổ lớn cũng cần thiết để giúp không gian phòng khách sáng sủa, thoáng đãng hơn, tiếp nạp được sinh khí vào nhà.

Phong thủy cửa sổ cho phòng ngủ

Đối với phòng ngủ, bạn không nên đặt cửa sổ ở đầu giường ngủ hoặc hướng thẳng vào mặt người nằm, cũng không nên bố trí ở vị trí đón nắng hướng Tây, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe của chủ nhân căn phòng.

bo tro suc khoe va tai loc nho dat cua so dung quy tac phong thuy tung phong

Để không gian thoáng sáng, bạn chú ý không trổ cửa sổ tại vị trí có tầm nhìn trông thẳng vào nhà vệ sinh, chuồng trại… ở bên ngoài; tránh kê các đồ nội thất như tivi, trang thiết bị điện tử gần cửa sổ bởi chúng sẽ bị hỏng rất nhanh.

Phòng ngủ của trẻ em cần thiết phải có cửa sổ để lưu thông không khí nhưng không nên trổ quá nhiều hoặc làm cửa quá to. Trẻ nhỏ thích leo trèo, nhìn ra ngoài cửa sổ nên có thể dễ bị ngã, bị thương… Để đảm bảo an toàn cho trẻ, cửa sổ trong phòng nhất thiết phải có song sắt hoặc lưới bảo vệ.

Phong thủy cửa sổ cho phòng vệ sinh

Trước đây, phòng vệ sinh luôn phải thiết kế càng kín đáo càng tốt. Nhưng hầu hết các gia đình hiện nay đều lắp đặt cửa sổ cho khu vực này, chứ không chỉ lắp cửa thông gió như ngày trước. Cửa sổ phòng vệ sinh là cách để làm thông thoáng hơi nước trên mặt sàn, tránh ẩm mốc, thoát mùi và lấy sáng tự nhiên. Quan trọng hơn là tạo được cảm giác thoải mái, không bị bó hẹp trong không gian kín.

bo tro suc khoe va tai loc nho dat cua so dung quy tac phong thuy tung phong

Gia chủ chú ý mở rộng tối đa kích thước cửa sổ nhưng vẫn phải đảm bảo được sự kín đáo, riêng tư cho khu vực này. Bạn có thể sử dụng rèm che bằng vải, gỗ, tre nứa, hoặc trồng cây bóng mát, giàn hoa leo cạnh cửa sổ để che bớt.

Phong thủy cửa sổ cho phòng bếp

Cửa sổ trong phòng bếp cũng quan trọng không kém bởi bó ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe của gia chủ và các thành viên trong gia đình. Cửa sổ trong phòng bếp giúp không khí tại đây trong lành, dễ chịu và thoáng đãng hơn nhờ việc đón gió và ánh sáng ngoài trời vào.

bo tro suc khoe va tai loc nho dat cua so dung quy tac phong thuy tung phong

Gia chủ nên bố trí cửa sổ ở hướng Đông để thu được nguồn ánh sáng và gió dịu mát, làm giảm sức nóng khi nấu nướng. Bên cạnh đó, cần nhớ cửa sổ nên được đặt cao ngang với bồn rửa bát hoặc bàn ăn trở lên.

Ngoài ra, trổ cửa sổ trong phòng bếp nên tránh hướng mở cửa xoay vào trong. Theo phong thủy cửa sổ, điều này sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh, sự nghiệp và từ đó tác động đến đường tài lộc của các thành viên trong gia đình.

MuaBanNhaDat theo TBKD

Home Tin Tức Phong Thuỷ Biệt Thự Squaland