Điểm tin sáng 2-4: Doanh nghiệp bỏ chạy về quê, dân “khóc ròng” vì bể phốt

0
413

Điểm tin sáng 2-4: Doanh nghiệp bỏ chạy về quê, dân “khóc ròng” vì bể phốt

Dự án Goldmark City
Cư dân dự án Goldmark City đầy bức xúc.

Doanh nghiệp bỏ chạy về quê, dân “khóc ròng” vì bể phốt…là những nội dung chính trong điểm tin sáng 2-4 trên News Mogi.

Bể phốt gặp sự cố, dân cư “khóc ròng”. Theo báo VietNamNet, cư dân toà nhà S1, S4 tại dự án Goldmark City (136 Hồ Tùng Mậu) đã căng băng rôn bày tỏ sự bức xúc với nhiều vấn đề bất cập tại đây. Nội dung phản đối chủ yếu như: “An ninh hỗn loạn, vệ sinh bẩn thỉu, chất lượng quá yếu kém”, “Chất lượng công trình tồi tệ, kết cấu hạ tầng nhanh xuống cấp”… được cư dân treo lên khu nhà.

Một trong những vấn đề khiến cư dân bức xúc, lo lắng trong thời gian qua là tình trạng nước bể phốt tràn ra ngoài tầng hầm.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản bỏ chạy về quê. Theo báo Thanh Niên, TP.HCM không còn mà mảnh đất “vàng” hút các doanh nghiệp bất động sản. Đơn cử Công ty Phát Đạt (PDR) cho biết mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới là đầu tư các dự án ven biển với diện tích 400 ha.

Song song đó, đối với Tập đoàn Nam Long, ngoài phát triển dự án quỹ đất sẵn có, Nam Long cũng mở rộng ra các khu vực khác như Đồng Nai, Long An, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Nhận định chung từ các Công ty hoặc Tập đoàn trên, sở dĩ họ buộc phải làm như vậy cũng bởi cần tìm nguồn hàng mới. Trong khi đó, tại TP.HCM quỹ đất ngày một hạn hẹp, các cơ chế pháp lý rắc rối khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy ngán ngẫm.

Cần biết, số liệu từ Sở Xây dựng,  các dự án nhà ở được cấp phép xây dựng giảm 63% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nói về điều này ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cũng cho hay những tháng đầu năm 2019 thị trường bất động sản bị ách tắc do hồ sơ pháp lý không được giải quyết. Điều này dẫn đến sụt giảm nguồn cung. Trong khi các chi phí khác bị đội lên. Điều này khiến doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Thu ngân sách từ đất cũng giảm mạnh.

Tai nạn tại chung cư, 1 trẻ em tử vong. Theo báo Tuổi Trẻ,vào khoảng 18h30 ngày 31-3, tại chung cư 5B, đường Nguyễn Cơ Thạch -phường Cầu Diễn – quận Nam Từ Liêm – Hà Nội. Do không có ai ở nhà cùng thời điểm đó, nên một bé trai 3 tuổi khi đi vệ sinh đã trèo qua ô thoáng cửa sổ từ tầng 6 và rơi xuống đất. Mặc dù được người dân gọi cấp cứu, nhưng bé trai đã tử vong sau đó.

Chứng kiến vụ việc thương tâm trên, lãnh đạo UBND phường Cầu Diễn cảnh báo các gia đình có cháu nhỏ sinh sống tại nhà chung cư cần có giải pháp an toàn ở các cửa, ô thoáng và hành lang chung cư, tránh các sự việc đau lòng xảy ra.

8 dự án của Mường Thanh sẽ được cơ quan điều tra thụ lý. Theo báo Tuổi Trẻ, Cơ quan an ninh điều tra đều vướng vào 2 sai phạm lớn là xây dựng vượt tầng – phá vỡ quy hoạch được duyệt và có các sai phạm trong quá trình chuyển nhượng, thâu tóm dự án.

Điều đáng nói, trong 10 dự án thì đã có đến 8 dự án của Mường Thanh. Các dự án sai phạm này sẽ do kết luận thanh tra từ 3 cơ quan Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra TP Hà Nội ban hành. Sau đó được UBND TP.Hà Nội gửi lên HĐND.

Các sai phạm diễn ra trong thời gian gần đây, điển hình như dân mua nhà không được Mường Thanh cấp sổ đỏ. Song song đó, Thanh tra Bộ Xây dựng ban hành kết luận số 39 về dự án khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5 (quy mô 388ha), tại đây xảy ra vi phạm xây thêm diện tích tại tầng áp mái của 9 tòa chung cư thuộc các ô đất B1.4-HH01 và B1.4-HH02.

Cũng liên quan tới khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5, Cơ quan an ninh điều tra đang điều tra việc Cienco 5 cho phép Cienco 5 Land thực hiện dự án. Trên thực tế, Cienco 5 Land chỉ là vỏ bọc khi Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên – công ty con của Tập đoàn Mường Thanh – sở hữu đến 92,82% cổ phần tại Cienco 5 Land và là ông chủ thực của dự án Thanh Hà – Cienco 5…

124 dự án bất động sản bị tạm ngưng sẽ bị tháo gỡ tại TP.HCM. Theo báo Tuổi Trẻ, UBND TP.HCM đã giao Sở Tài nguyên môi trường thông báo đến chủ đầu tư của 124 dự án bất động sản bị “đóng băng” về các thủ tục tiếp theo nhằm thực hiện các thủ tục để hoàn thành việc đầu tư dự án.

Các dự án này đang được triển khai và đã bị tạm ngưng qua các đợt rà soát thủ tục đầu tư của các cơ quan chức năng để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra. Các bước thủ tục của những dự án này đang nằm ở nhiều cơ quan khác nhau.

Chưa hết, còn hơn 30 dự án khác chưa thể cho triển khai tiếp vì vướng công tác thanh, kiểm tra, điều tra. Khi có kết luận của cơ quan chức năng, TP sẽ tiếp tục xử lý.

Đây được xem là bước chuyển biến tích cự sau khi Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM về việc tháo gỡ những khúc mắc ấy.

Công an Quảng Nam điều tra vụ 1.000 người đi đòi sổ đỏ.  Theo ghi nhận của Mogi.vn, sáng 1-4, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết tỉnh này đã gửi thông báo kết luận của ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tại buổi tiếp dân mới đây cho đại diện nhóm người đi đòi sổ đỏ.

Cụ thể, kết luận được đưa ra sau khi hàng trăm người đại diện cho khoảng 1.000 khách hàng mua đất tại 3 dự án Khu đô thị Bách Đạt 1, 7B mở rộng, Hera Complex riveside (Khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) – kéo đến trụ sở tiếp dân của tỉnh Quảng Nam nhờ can thiệp đòi sổ đỏ hôm 20-3.

Hiện tại, Thanh tra tỉnh cũng đã thanh tra toàn diện các dự án của Công ty Bách Đạt An, qua đó xem trách nhiệm của chủ đầu tư tới đâu. Chưa hết, trong văn bản của ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng nêu rõ, nếu trong quá trình thanh tra thấy có dấu hiệu vi phạm hình sự sẽ chuyển sang cơ quan công an điều tra làm rõ.

“Cơn sốt đất ảo” – cần cẩn trọng mọi lúc mọi nơi. Không chỉ đối với thị trường bất động sản Vân Đồn và thị trường bất động sản Đà Nẵng. Thời gian gần đây ghi nhận nhiều “cơn sốt” đất khác nhau.

Rõ nhất hãy nhìn vào dự án Him Lam Green Park (Bắc Ninh) đã có chủ chỉ sau hơn 1 tháng ra mắt thị trường với hơn 90%. Hầu hết sản phẩm của đợt ra hàng mới đây dự án River Silk City Sông Xanh (Hà Nam) dù cao hơn lần mở bán trước 3-4 giá nhưng cũng nhanh chóng được đăng ký, đặt chỗ. Trong khi đó ở Thanh Hóa, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nghệ An… cũng không khác.

Song song đó, các dự án đất nền tại Long An, Đồng Nai, Bình Phước cũng đã có những bước tăng giá mạnh mẽ. Đặc biệt là “sức hút” tiêu thụ toàn đạt trên 70%.

Trong khi đó, quay lại thị trường bất động sản Đà Nẵng, giá mỗi lô đất tại Golden Hills (Đà Nẵng) tăng khoảng 200 – 300 triệu đồng so với cuối năm 2018.

Dự án Goldsand Hill (Mũi Né) trong Tết có giá khoảng 2 tỷ đồng/ lô 160m2 thì nay tăng hơn 500 triệu. Dự án Monaco Hills tăng gần gấp đôi với mức giá hiện tại gần 17 triệu đồng/m2…

đất nền Huế
Nhiều người lời đến 300% giá trị đất nền tại Huế vẫn tiếc khi bán.

Lời đến 300%, “cò đất” vẫn tiếc với đất dự án ở Huế. Theo ghi nhận của phóng viên Mogi.vn, trong thời gian gần đây, không chỉ đất Đà Nẵng tăng cao, mà đất ở khu vực khác như Huế cũng vì thế mà tăng theo vùn vụt. Cụ thể, năm 2014, anh Phương Hiếu mua mảnh đất 250 m2 với giá 500 triệu, đến tháng 10-2018, anh bán lại cho người khác với giá 1,5 tỷ đồng.

Song, không lâu sau đó, người đó chỉ cần cắt nửa mảnh đất kể trên cũng đã có giá 1,5 tỷ. Đủ thấy trong thời gian ngắn, giá đất khu vực Huế đã được đẩy lên cao chóng mặt.

Để hiểu thêm về giá đất, mời truy cập vào Mogi.vn

Cao Chí (tổng hợp)

Xem thêm

Home Tin Tức Bất Động Sản Squaland
Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland