Điểm tin sáng 28-12: Chủ đầu tư bị bao vây gây sức ép, khu phức hợp Đầm Sen được “xóa treo”

0
418

Chủ đầu tư bị bao vây gây sức ép, khu phức hợp Đầm Sen được “xóa treo”…là những nội dung chính trong điểm tin sáng 28-12 trên Mogi.

Chủ đầu tư bị bao vây gây sức ép. Theo đó mới đây, khoảng 50 người mặc áo đỏ, in các dòng chữ “Tranimexco bội ước, dự án Trường Thọ 20 năm kêu cứu”, “Tranimexco trả đất cho chúng tôi” đã kéo đến Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng công trình (Tranimexco) tại số 20, đường D1, phường Tân Hưng, quận 7, TP.HCM để gây sức ép lên Tổng giám đốc công ty này. Đây là những người góp vốn xây dựng dự án Trường Thọ từ thế kỷ trước, tới nay chủ đầu tư chưa giao được nền nhà. Sau đó Công an đến nhằm để ổn định tình hình. Theo tìm hiểu, nếu như hai bên không thể đi đến thỏa thuận, nhiều khả năng sẽ gửi đơn khiếu nại lên tòa giải quyết.

Tuy nhiên sau đó hai bên đã có cuộc họp và thống nhất mọi thứ, thậm chí ông Vũ Văn Hưng, Tổng giám đốc công ty còn khẳng định sẽ làm dự án đúng với pháp luật.

Công ty Bitexcoco khẳng định đủ năng lực đảm nhân thi công khu “tứ giác vàng”. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, đối tác liên doanh Emaar Properties PJSC (thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) đã “rút chân” khỏi việc đầu tư các dự án với Công ty Bitexcoco khi cho rằng thị trường Việt Nam còn nhiều rủi ro, nhưng đại diện của Công ty Bitexcoco khẳng định vẫn đủ khả năng để thi công khu “tứ giác vàng” Nguyễn Cư Trinh. Theo báo Thanh Niên đăng tải, thời gian qua hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng quận 1 cùng chủ đầu tư đã và đang khẩn trương triển khai công tác thủ tục giải phóng mặt bằng khu Mả Lạng – Nguyễn Cư Trinh. Hiện khối lượng công việc đã triển khai được trên 50%.

Từ giữa năm 2018 đã bắt đầu giải tỏa một số điểm vòng ngoài ở khu Mả Lạng. Như vậy sẽ có trên 80% số căn hộ được giải tỏa và đã có các văn bản ban hành thu hồi đất với giá bồi thường đều dựa trên yếu tố thị trường. “Bitexco là đơn vị được triển khai dự án sau khi có mặt bằng sạch được bàn giao từ cơ quan chức năng. Việc triển khai dự án còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chủ đầu tư cũng mong muốn hoàn thành và đưa vào sử dụng dự án sớm nhất”, đại diện Công ty Bitexco cho biết.

Khu phức hợp Đầm Sen được “xóa treo” vì giá đất tăng cao. Cụ thể, dựa theo cơ sở đề xuất của UBND quận 11, UBND TP.HCM đã đồng ý đưa dự án Khu phức hợp Đầm Sen vào danh sách 180 dự án được xóa treo so với trước đây. Lý do lớn nhất của việc thực hiện dự án này là tình hình giá giao dịch bất động sản biến động tăng cao (đặc biệt là sau khi Tp.HCM hoàn thành dự án kênh Tân Hóa – Lò Gốm).

Vì vậy chi phí bồi thường, hỗ trợ theo đơn giá bồi thường về đất tăng từ 700 tỷ đồng lên đến hơn 2.000 tỷ đồng, vượt khả năng cân đối tài chính, không đảm bảo thu hồi vốn của chủ đầu tư. Cho nên dự án được xóa treo. Tuy nhiên, trong phần đất quy hoạch dự án khu phức hợp Đầm Sen hiện có 413 tổ chức và cá nhân; riêng tổ dân phố số 1, mặt tiền đường Lạc Long Quân kéo sang đường Hòa Bình không nằm trong kế hoạch thực hiện xóa treo đợt này.

Đất Bà Rịa - Vũng Tàu
Giá đất Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cao. Ảnh minh họa.

Giá đất Bà Rịa – Vũng Tàu tăng cao. Báo cáo từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện tại giá đất tại nhiều khu vực trên địa bàn đã tăng cao, khoảng 20% so với bảng giá đất của tỉnh được áp dụng từ năm 2014. Do vậy, cơ quan này đang trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh lại bảng giá đất theo hướng phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Theo đó, phổ biến tăng từ 1,1 lần đến 1,3 lần (đối với địa bàn huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Đất Đỏ), từ 1,2 đến 1,5 lần ( đối với thành phố Bà Rịa, thị xã Phú Mỹ, huyện Long Điền), từ 1,4 lần đến 1,7 lần (đối với thành phố Vũng Tàu; điều chỉnh, bổ sung các tuyến đường mới hoàn thành; thành lập thị xã Phú Mỹ và các phường thuộc thị xã Phú Mỹ…Vì lẽ đó, Sở Tài chính Bà Rịa – Vũng Tàu đã có báo cáo Dự thảo Quy định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2019.

Cao Chí (Tổng hợp)

Xem thêm

Điểm tin sáng 28-12: Chủ đầu tư bị bao vây gây sức ép, khu phức hợp Đầm Sen được “xóa treo”

Nguồn sưu tầm
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland