Điêu đứng trước cơn sốt đất ảo tại TP Hồ Chí Minh

0
408

 

Những ngày gần đây, cơn sốt đất ảo tại TP Hồ Chí Minh đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi các nhà đầu tư bất động sản cũng như các chuyên gia kinh tế.

Là thành phố có nền kinh tế phát triển hàng đầu cả nước, TP Hồ Chí Minh luôn được xem là thỏi nam châm có sức hút mãnh liệt đối với nhà đầu tư, trong đó có đầu tư bất động sản. Vì thế mà giá nhà đất tại đây thường xuyên nhảy nhót lên xuống một cách chóng mặt. Đỉnh điểm là từ cuối năm 2016 đến nay, TP Hồ Chí Minh đã chứng kiến sự bùng nổ của một cơn sốt đất ảo bắt nguồn từ khu Đông và Nam, sau đó lan rộng ra toàn khu vực.

Tình hình cơn sốt đất ảo tại TP Hồ Chí Minh

Cơn sốt đất ảo được hiểu là tình trạng giá đất được đẩy lên cao ngất ngưởng chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các đối tượng mua đi bán lại các mảnh đất này lại không vì mục đích sử dụng mà chỉ đầu cơ tích trữ, đợi giá cao thì bán ra để kiếm lời. Đây chính là tình hình đang diễn ra tại thị trường mua bán nhà đất TP Hồ Chí Minh kéo dài từ cuối năm 2016 đến nửa đầu 2017.

Cơn sốt đất ảo tại TP Hồ Chí Minh đã xảy ra từ cuối năm 2016.

Theo báo cáo của Công ty DKRA, trong những tháng đầu năm 2017, giá đất đã tăng bình quân 10%/tháng. Nếu xét trong thời gian ngắn hạn thì con số này là quá cao so với mức quy định.

Tại các quận 12, quận Bình Tân, quận Tân Phú, giá đất đã tăng từ 1,5-2 lần. Còn tại những huyện kém phát triển hơn như Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, con số này còn đạt mức 2-3 lần. Nếu tính trên toàn bộ khu vực phía Tây thành phố thì so với cùng kỳ năm ngoái, giá đất đã bị đẩy lên gấp 1,3-3 lần – 1 con số đáng báo động.

Xét về nguyên nhân, cơn sốt đất ảo tại TP Hồ Chí Minh có thể bắt nguồn từ sự chuyển mình mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng với sự xuất hiện của hàng loạt các dự án lớn như tuyến metro, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, New City và Đại lộ ven sông Sài Gòn hay dự án xây cầu qua đảo Kim Cương được kiến nghị triển khai khẩn cấp vào tháng 4 vừa qua.

Bên cạnh đó, việc nâng cấp một số huyện lên quận hứa hẹn sự phát triển vượt bậc về kinh tế ở các khu vực này cũng là một yếu tố làm nóng tình hình mua bán nhà đất TP Hồ Chí Minh, trong đó phải kể đến huyện Cần Giờ. Theo thống kê, giá đất ở đây đã tăng vọt từ 70-100% chỉ trong vài tháng.

Những hệ lụy khó tránh

Hiệu ứng tin đồn chính là nguyên nhân khiến cho cơn sốt ngày càng lan rộng. Theo đó, có rất nhiều người đổ xô vào mua đất nền, rồi bán lại với giá cao hơn, hình thức này được gọi là đầu tư lướt sóng. Không thể phủ nhận là trong giai đoạn nóng hổi, đầu tư lướt sóng đã làm giàu cho không ít chủ đầu tư.

Tuy nhiên, việc đi vay mượn, thế chấp để lấy tiền đầu tư vào đất nền ảo có thể mang đến rất nhiều rủi ro khi mà bong bóng bất động sản có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào. Trong quá khứ, cũng đã có vô vàn ông chủ rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần vì ham đầu tư đất ảo.

Hệ lụy từ bong bóng nhà đất

Trong thời gian này, dòng tiền được huy động đầu tư vào bất động sản tăng cao chóng mặt, nhưng nó lại không phục vụ cho mục đích tiêu dùng thực sự, và không hề có tác dụng tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, cơn sốt đất nền còn tạo ra dòng tiền chết, làm giảm vòng quay vốn tái sản xuất và phát triển kinh tế của quốc gia.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh, cơn sốt đất ảo kéo dài này cần có sự can thiệp của Chính phủ thì mới nhanh chóng bị dập tắt.

Trần Giang

Điêu đứng trước cơn sốt đất ảo tại TP Hồ Chí Minh

Nguồn sưu tầm
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland