Hộ Khẩu Thường Trú Là Gì? Có Gì Khác Biệt Với Hộ Khẩu Tạm Trú?
Hộ khẩu mang ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi cá nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ hộ khẩu thường trú là gì? Và vai trò của hộ khẩu trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra, để đăng ký thành công hộ khẩu cần các điều kiện nào và tiến trình diễn ra gồm các bước nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Mogi giải đáp ngay sau đây.
Hộ khẩu thường trú là gì? Điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú
Khái niệm về hộ khẩu thường trú
Vậy hộ khẩu thường trú là sao? Sổ hộ khẩu thường trú là loại giấy tờ, sổ sách được cơ quan Công an cấp. Để với mục đích cập nhật thông tin người dân về đăng ký thường trú. Những thông tin này bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, nơi thường trú. Cùng những thông tin cơ bản khác của từng người trong gia đình.
>>> Xem thêm: Danh sách văn phòng công chứng tại Đà Nẵng mới nhất mà bạn nên biết
Các điều kiện cần có để đăng ký hộ khẩu thường trú
Cụ thể, theo Mục 20 Luật Cư trú 2020, điều kiện đăng ký thường trú như sau:
Mục 1: Công dân sở hữu chỗ ở hợp pháp của mình có thể đăng ký hộ khẩu tại các chỗ ở hợp pháp đó.
Mục 2: Công dân được sự đồng ý của chủ hộ, chủ chỗ ở hợp pháp. Được đăng ký chỗ ở hợp pháp không thuộc sở hữu của mình trong các trường hợp sau đây:
- Vợ chồng ở với nhau hoặc con cái ở cùng với cha mẹ.
- Người cao tuổi được đưa về ở cùng với người thân như anh, chị, em ruột, cháu ruột của mình. Các trường hợp như người khuyết tật đặc biệt nặng, người không có khả năng lao động. Bị bệnh tâm thần hoặc người bị bệnh được chuyển đến sống cùng với họ hàng thân thích, người giám hộ.
Mục 3: Ngoài các trường hợp quy định tại mục 2. Công dân có thể đăng ký chỗ ở hợp pháp của mình bằng cách thuê, ở nhờ có đủ các điều kiện sau đây:
- Được sự đồng ý của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp và được đăng ký nơi thuê, mượn. Nếu cùng hộ khẩu thì được sự đồng ý của chủ hộ.
- Đảm bảo diện tích nhà ở tối thiểu theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Nhưng không nhỏ hơn 08 mét vuông/người.
Tóm lại, ngoài việc hiểu rõ hộ khẩu thường trú là gì thì nắm rõ điều kiện tối thiểu cần có để đăng ký hộ khẩu là điều cơ bản nhưng vô cùng cần thiết.
Các thủ tục để đăng ký hộ khẩu thường trú
Sau khi đã nắm rõ định nghĩa về hộ khẩu thường trú là sao. Mogi xin phép giới thiệu đến bạn đọc về quy trình thủ tục chi tiết cho việc nộp và đăng ký hồ sơ làm hộ khẩu thường trú:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (1 bộ)
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an thị xã nơi đăng ký hộ khẩu, có hai cách:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Công an cấp thị xã. Nơi các cán bộ sẽ giúp giải đáp thắc mắc của người dân về hộ khẩu thường trú là gì, hộ khẩu thường trú là ở đâu. Sau đó nhân viên nghiệm thu có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu và xử lý hồ sơ.
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Bước 3: Nếu được bộ phận có thẩm quyền hướng dẫn bổ sung hồ sơ và nhận hồ sơ. Hẹn trả kết quả khi hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Nộp phí đăng ký cho các thủ tục liên quan đến hộ khẩu thường trú theo quy định của địa phương.
Bước 5: Theo lịch hẹn và hẹn trả kết quả trên “Phiếu tiếp nhận hồ sơ”. Nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký tài khoản.
Thời hạn giải quyết thủ tục: không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin hợp lệ.
>>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cập nhật mới nhất 2022
Sự khác nhau giữa hộ khẩu thường trú và tạm trú tạm vắng
Sau đây là một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa hộ khẩu thường trú so với sổ tạm trú. Bao gồm định nghĩa cũng như các điều kiện đăng ký hộ khẩu của đôi bên:
Nơi thường trú | Nơi tạm trú |
Là nơi công dân an cư lạc nghiệp, sinh sống lâu dài và đăng ký hộ khẩu thường trú |
Nơi công dân sinh sống trên 30 ngày ngoài nơi ở thường xuyên được đăng ký tạm trú. |
Điều kiện đăng ký: một trong các trường hợp sau: – Đứng tên và sở hữu nhà ở riêng của bản thân do pháp luật công nhận – Nhập hộ khẩu tại nhà người thân: được chủ hộ đồng ý với chủ chỗ ở hợp pháp. – Đăng ký hộ khẩu thường trú cho thuê, cho vay và để ở – Đăng ký thường trú tại cơ sở thờ tự, cơ sở thờ tự có công trình phụ trợ về nhà ở: – Đăng ký hộ khẩu với cơ sở trợ giúp xã hội: Sau khi được chủ hộ, chủ hộ đồng ý về mặt pháp lý, được sự đồng ý của người phụ trách cơ sở hoặc đăng ký chuyển hộ khẩu. |
Điều kiện đăng ký: – Nơi cư trú hợp pháp không phải là đơn vị hành chính cấp thị xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. – Sống từ 30 ngày trở lên |
Địa chỉ thường trú trên CCCD sẽ được ghi theo hộ khẩu?
Theo quy định tại Điều 24 Luật Cư trú 2006: Sổ hộ khẩu được cấp cho gia đình, cá nhân đăng ký thường trú. Có giá trị xác định nơi đăng ký thường trú của công dân.
Vì vậy, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn phải sử dụng địa chỉ thường trú đã đăng ký trong sổ người dùng. Nghĩa là nếu thẻ căn cước công dân hiện tại và sổ hộ khẩu của bạn không trùng với địa chỉ thường trú. Thì bạn phải khai thông tin đăng ký thường trú theo sổ hộ khẩu.
Tuy nhiên, theo “Luật Cư trú” năm 2020, kể từ ngày 1/7/2021, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp vẫn có giá trị như giấy tờ chứng nhận cư trú quy định tại “Luật Cư trú”.
Trường hợp công dân làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, thông tin đăng ký tạm trú bị thay đổi. Thì cơ quan quản lý hộ khẩu thu hồi sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú đã cấp và thực hiện các thủ tục sau: thông tin cơ sở dữ liệu theo quy định của Luật này và không được cập nhật, bổ sung thông tin Cấp sổ hộ khẩu, sổ đăng ký tạm trú.
Hộ khẩu thường chú khác gì so với hộ khẩu tạm trú
Sổ hộ khẩu thường trú:
Vậy sổ hộ khẩu thường trú là gì và có ý nghĩa như thế nào với mỗi hộ gia đình? Sổ KT1 là sổ thường trú của công dân với các các đặc điểm sau:
- Sổ thường trú được cấp cho gia đình, cá nhân đã đăng ký thường trú xong. Có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.
- Sổ hộ khẩu này ở bất kỳ gia đình nào trên đất nước Việt Nam cũng có. KT1 được hiểu là thường trú nhân, nơi đăng ký thường trú được ghi rõ trên CMND.
>>> Xem thêm: Mẫu giấy mua bán đất viết tay hợp pháp và mới nhất hiện nay
Sổ tạm trú:
Ngoài nhận diện sổ hộ khẩu thường trú là gì, thì nắm rõ thông tin về sổ tạm trú cũng quan trọng không kém. Sổ hộ khẩu KT3 là giấy tờ chứng minh nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người có hộ khẩu.
Những lưu ý khi làm sổ hộ khẩu thường trú
Sau đây là một vài lưu ý nho nhỏ, đặc biệt là dành cho những người vẫn chưa nắm rõ hộ khẩu thường trú là gì, hộ khẩu thường trú là ở đâu. Thông qua đó, nắm rõ tình hình và giúp các thủ tục làm hộ khẩu diễn ra nhanh chóng hơn.
- Đem đủ các loại giấy tờ theo yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền.
- Thông tin cung cấp phải đúng sự thật và chính xác.
- Thực hiện đủ các bước thủ tục theo yêu cầu của pháp luật.
Hy vọng rằng với nguồn thông tin quý báu mà Mogi mang lại cho bạn đọc về hộ khẩu thường trú là gì. Bạn đọc nắm được lợi ích từ các giấy tờ hộ khẩu liên quan đồng thời nắm rõ quy trình thực hiện. Qua đó, đẩy nhanh tiến độ công việc đồng thời hoàn thành thủ tục càng sớm càng tốt.
>>> Tham khảo thêm:
Home Tin Tức Bất Động Sản Squaland
Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland