Rừng tràm Trà Sư – Điểm Du Lịch Xanh Mướt Cực Mát Mắt Tại An Giang
Rừng tràm Trà Sư là khu du lịch sinh thái nổi tiếng của vùng đất An Giang. Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, rừng tràm còn làm say lòng du khách bởi những món ăn ngon tiêu biểu của miền Tây. Mời bạn cùng Mogi tìm hiểu về rừng Trà Sư nhé!
Sơ lược về Rừng Tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư là khu rừng ngập nước nội địa thứ 6 của Đồng bằng sông Cửu Long. Với diện tích lên đến 845 ha, để có thể tham quan vẻ đẹp hoang sơ của khu rừng, du khách phải đi võ lãi hoặc xuồng.
Phần lớn loài cây ở Trà Sư là cây tràm, ngoài ra nơi đây còn là nhà của rất nhiều loài động, thực vật khác. Rừng Trà Sư có 70 loài chim thuộc 13 bộ và 31 họ. Trong đó có loài chim Giang Sen (Mycteria leucocephala) và điên điển phương Đông (Anhinga melanogaster). Đây là 2 loài chim cực kỳ quý hiếm đã được sách đỏ Việt Nam ghi nhận.
>>> Tìm hiểu thêm: Rừng tràm Trà Sư
Thống kê được rừng tràm có 11 loài thú thuộc 4 bộ và 6 họ. Ở rừng Trà Sư, gặm nhấm (4 loài) và dơi (15 loài) là bộ có số loài nhiều nhất. Trong đó dơi chó tai ngắn cũng là loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam.
Ngoài ra, khu du lịch rừng tràm Trà sư còn có 25 loài bò sát và ếch nhái . Với hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng, rừng tràm có 10 loài cá xuất hiện quanh năm và 13 loài cá xuất hiện vào mùa nước nổi.
Rừng tràm còn có quần thể thực vật đa dạng với 140 loài thực vật. So với những rừng ngập mặn khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Rừng tràm Trà Sư có hệ thực vật phong phú xếp thứ 2 sau khu bảo tồn thiên nhiên Xẻo Quýt (Đồng Tháp).
Rừng Tràm Trà Sư toạ lạc ở đâu
Rất nhiều người thắc mắc Rừng Tràm Trà Sư ở đâu. Rừng Trà Sư là khu rừng ngập mặn tiêu biểu của vùng phía Tây sông Hậu. Tọa lạc tại xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Trà Sư là tên gọi của cánh rừng với màu xanh bạt ngàn của những cây tràm.
>>>Xem thêm: Tất tần tật lưu ý khi đi Cáp Treo Hòn Thơm Sunworld Phú Quốc
Rừng nằm cách biên giới Việt Nam – Campuchia chỉ khoảng 10km, thuộc vùng núi Thất Sơn huyền bí của Núi Cấm An Giang. Từ TP. Châu Đốc để tới được rừng Trà Sư, bạn đi theo hướng Tân lộ Kiều Lương qua QL.91. Sau đó chạy men theo con đường nhỏ ven kênh Trà Sư để đến được rừng tràm.
Nếu bạn đi từ thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên chỉ cần đi xuôi theo đường tỉnh lộ 948. Khi đến km số 6 tại cầu Bưng Tiên, bạn rẽ trái. Sau đó đi theo con đường nhựa khoảng 4km là tới được rừng Trà Sư.
Rừng Tràm Trà Sư đi mùa nào đẹp?
Rừng Trà Sư đẹp nhất vào mùa nước nổi – đặc trưng của miền Tây sông nước. Mùa này là hiện tượng lũ lụt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mùa nước nổi thường diễn ra từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Tương ứng với thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 theo dương lịch.
Nước lũ về mang theo phù sa nuôi dưỡng từng gốc cây tràm. Vì vậy, vào mùa nước nổi, vườn tràm Trà Sư như đặc biệt xanh hơn. Mặt nước phủ đầy bèo tạo nên tấm thảm nhung tự nhiên xanh mướt bao phủ rừng tràm.
Nước lũ về làm số lượng tôm cá ở rừng tràm tăng lên đáng kể. Kéo theo đó là các loài chim khắp nơi bay về tụ họp để kiếm ăn. Đi Rừng Trà Sư vào mùa nước nổi, ngoài cảnh vật hữu tĩnh, bạn còn có thể tận hưởng tiếng chim hót êm tai.
Đặc biệt, nếu bạn chọn tham quan rừng tràm vào buổi sáng (khoảng 07:00 – 09:00) hoặc buổi chiều khi hoàng hôn buông (17:00 – 18:00 giờ). Bạn có thể may mắn thấy cảnh những đàn chim bay rợp trời. Hòa cùng với đó là ánh nắng rực rỡ tạo nên khung cảnh vô cùng đẹp mắt.
Các phương tiện di chuyển đến Rừng Tràm Trà Sư
Đến Rừng Tràm Trà Sư bằng máy bay
Với du khách đến từ các tỉnh thành miền Trung hay miền Bắc. Bạn có thể lựa chọn đến Rừng Trà Sư bằng máy bay.
Du khách nên đi Rừng Trà Sư từ Cần Thơ thay vì sân bay Tân Sơn Nhất. Khoảng cách từ Cần Thơ đi rừng tràm sẽ ngắn hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian. Sau khi đáp, bạn có thể lựa chọn thuê xe máy, xe khách hoặc đi taxi để đến được Châu Đốc – An Giang.
Đến Rừng Tràm Trà Sư bằng xe khách
Xe khách là phương tiện được nhiều người lựa chọn để di chuyển đến An Giang. Du khách ở TP.HCM dễ dàng bắt các chuyến xe khách đi Châu Đốc – An Giang tại Bến xe Miền Tây.
Quãng đường di chuyển từ Sài Gòn đến Trà Sư dài khoảng 250km. Giá vé xe khách rơi vào khoảng 150.000 – 300.000 đồng. Thời gian di chuyển trung bình mất khoảng 4-5 tiếng đồng hồ. Bạn hãy nghỉ ngơi thật tốt để dành sức khám phá Rừng Tràm Trà Sư nhé.
Hiện nay xe khách từ các tỉnh thành khác đi An Giang cũng có rất nhiều. Bạn có thể tìm kiếm số điện thoại xe đi An Giang ở nơi mình ở và đặt chỗ dễ dàng.
Đến Rừng Tràm Trà Sư bằng xe máy
Với những ai thích chinh phục những cung đường thì xe máy là phương tiện lý tưởng. Đi xe máy đến Rừng Trà Sư bạn sẽ chủ động hơn nhiều về thời gian. Khi di chuyển bằng xe máy bạn cũng có thể ngắm nhìn được vẻ đẹp dân dã của những con đường miền Tây.
Những điểm hay bạn phải khám phá ở Rừng Tràm Trà Sư
Đi thuyền khám phá Rừng Tràm Trà Sư
Đi xuồng hoặc vỏ lãi là cách tham quan rừng tràm vô cùng thú vị mà bạn nên thử. Bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy những cô gái miền Tây nhỏ nhắn lại là người chèo lái con xuồng. Những cô gái này sẽ là người cầm lái cho hành trình khám phá của bạn thêm thú vị.
Khi chiếc xuồng chầm chậm rẽ sóng xuyên qua rừng tràm. Bạn sẽ choáng ngợp bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của Trà Sư. Bạn cũng có thể tranh thủ hình check in cùng “tấm thảm nhung” bao phủ mặt nước.
Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác ngồi xuồng nhìn dòng nước trôi lững lờ. Trên bầu trời là những cánh chim bay lượn. Đôi khi trong vòm cây nào đó lại phát ra những tiếng chim hót líu lo. Tất cả tạo nên cảnh đẹp khó phai trong lòng du khách khi đến với Rừng Tràm Trà Sư.
Đài quan sát Rừng Tràm Trà Sư
Khu du lịch vườn tràm Trà Sư có đài quan sát cao 5 tầng. Đây là địa điểm tuyệt vời để bạn ngắm nhìn toàn cảnh rừng tràm từ trên cao. Đài quan sát có ống nhòm để du khách có thể quan sát được các sinh vật ở xa.
Thời điểm đẹp nhất để ngắm nhìn rừng tràm là vào buổi chiều tà. Đây là thời điểm những đàn chim quay về tổ sau ngày dài kiếm ăn mỏi mệt. Đứng ở đài quan sát, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng từng đàn chim bay lượn. Cánh chim chao nghiêng hòa cùng màu xanh của rừng tràm hòa cùng màu của ráng chiều. Đẹp như một bức tranh thủy mặc đầy màu sắc.
Thăm cầu tre vạn dặm ở Rừng Tràm Trà Sư
Cầu tre là địa điểm check in được giới trẻ vô cùng yêu thích. Cây cầu tre được xây dựng xuyên qua rừng tràm với độ dài lên tới 4000 mét. Lập kỷ lục là cây cầu tre xuyên rừng dài nhất Việt Nam.
Dạo bước trên cầu, bạn sẽ có cảm giác mình như lạc vào chốn tiên cảnh. Công trình cầu tre Trà Sư mang đậm nét chân chất, mộc mạc của Việt Nam. Vì vậy, cầu tre được là như biểu tượng cho Rừng Tràm Trà Sư An Giang.
>>>Xem thêm: Hình ảnh nhà lá miền Tây – khám phá kiểu kiến trúc độc đáo Tây Nam Bộ
Cầu tình yêu
Cây cầu tình yêu của rừng tràm nổi bật với tạo hình trái tim. Bao quanh cầu là nước phủ rêu xanh càng làm cho cây cầu thêm nổi bật.
Làng nghề truyền thống Khmer dệt lụa
Trong hành trình tham quan rừng tràm, ngoài khám phá thiên nhiên tươi đẹp. Bạn hãy ghé thăm những ngôi làng truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer. Nơi đây nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống.
>>> Xem thêm: Khám phá những điều thú vị về dinh vua Mèo – dinh thự trăm tỷ Hà Giang
Khi thăm các làng nghề truyền thống, bạn sẽ càng hiểu hơn về cuộc sống, con người vùng đất này. Sự liên kết đặc biệt giữa thiên nhiên và con người ở Trà Sư càng tôn lên vẻ đẹp bình yên ở nơi đây.
Ăn đặc sản gì ở Rừng Tràm Trà Sư
Đặc sản miền tây Lẩu cá Linh và bông điên điển
Lẩu cá linh bông điên điển là món ăn đậm đà phong vị miền Tây Nam Bộ gây nhớ thương cho bao người. Đến với Trà Sư, nhất là vào mùa nước nổi, bạn không thể bỏ qua món ngon này.
Lẩu cá linh đậm đà, lẫn trong đó là hương vị đặc trưng miền sông nước. Ai đã nếm thử đều không thể quên. Cả hai thành phần chính trong lẩu là cá linh và bông điên điển chỉ xuất hiện vào tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Khi đến rừng tràm Trà Sư Châu Đốc bạn nhất định phải thử món lẩu này nhé.
Đặc sản món nướng Bò nướng lá chúc
Bò nướng lá chúc là đặc sản của vùng Châu Đốc – An Giang. Cây chúc là một giống cây nổi tiếng ở vùng đất Bảy Núi, tỉnh An Giang. Quả chúc và lá chúc lá chúc cũng được người dân nơi đây sử dụng như gia vị đặc biệt để chế biến nên các món ngon.
Thưởng thức miếng bò mềm mại, đậm đà, thơm mùi lá chúc sau chuyến tham quan rừng tràm quả là tuyệt vời. Mùi hương của bò hòa quyện cùng lá chúc khiến nhiều du khách nhớ mãi không quên.
Tráng miệng với món bánh ngọt nổi tiếng Bánh bò thốt nốt
An Giang không chỉ nổi tiếng với các món mắm mà còn được du khách gần xa nhớ tới nhờ món bánh bò. Nổi tiếng nhất là bánh bò thốt nốt ở rừng Trà Sư An Giang. Bánh bò ở đây được làm từ đường thốt nốt.
Sau khi thưởng thức những món mặn, bạn hãy nếm thử bánh bò thốt nốt. Bánh có màu nâu đặc trưng, vị béo ngậy, ngọt nhưng không gắt cổ. Bánh bò ngon nhất khi ăn nóng, bởi lúc này bạn có thể ngửi được mùi hương nồng nàn đặc trưng.
Trên đây là tất cả những thông tin về Rừng Tràm Trà Sư An Giang. Nếu có dịp bạn hãy đế và chiêm ngưởng vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất này . Đừng quên truy cập Mogi.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về các địa điểm du lịch nổi tiếng, hấp dẫn nhé!
>>>Xem thêm: Du lịch Đà Nẵng – đừng quên bẵng những homestay này!
Home Tin Tức Bất Động Sản Squaland
Squaland
Mua Bán Squaland
Nhà Tốt Squaland
News Squaland